Mua Bán Đất Nền Dự Án Bình Dương - Đồng Nai Các nền Nhà phố - Biệt thự - Đầu tư sinh lời cao - Hotline 0918.246.881 December 2013 ~ MỸ PHƯỚC 3 BÌNH DƯƠNG

BIỆT THỰ SINH THÁI HỒ THIÊN NGA - GIANG ĐIỀN

Khu biệt thự sinh thái Hồ Thiên Nga, rộng 42 ha, nằm trong Khu đô thị DV – DL – sinh thái Giang Điền, Đồng Nai, cách TP HCM 1 giờ xe ô tô

HỒ THIÊN NGA - Cho yêu thương chắp cánh

Khu biệt thự sinh thái Hồ Thiên Nga là sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông, vẻ đẹp của vùng thiên nhiên và nét hiện đại sang trọng

PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC DỰ ÁN HỒ THIÊN NGA: SÀN BĐS THIÊN ĐỨC

Tổng thể khu Biệt thự được chia thành 5 khu vực: khu đồi Thông, khu đồi Anh Đào, khu đồi Sứ, khu đồi Bằng Lăng, khu đồi Cọ

ĐÔ THỊ MỸ PHƯỚC 3 - PHÚ MỸ HƯNG THỨ 2 TẠI MIỀN NAM

Quy mô dự án 6200 hecta được quy hoạch làm TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUẬN, đồng bộ với đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống hiện đại..

PHÂN PHỐI ĐẤT NỀN DỰ ÁN BÌNH DƯƠNG - ĐỒNG NAI

Đất Nền Dự Án Bình Dương - Đồng Nai Các nền Nhà phố - Biệt thự DT:100-150-300-600 m2 - Đầu tư sinh lời cao

Monday, December 23, 2013

Mỹ Phước 3 BD - Thủ tướng “thúc” tiến độ gói 30.000 tỷ

Mỹ Phước 3 BD - Thủ tướng “thúc” tiến độ gói 30.000 tỷ

Đến tháng 11/2013, mới chỉ có 590 khách hàng cá nhân được giải ngân hơn 142 tỷ đồng từ gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ...

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, mục tiêu quan trọng nhất của gói 30.000 tỷ là hướng đến hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp chứ không phải cứu thị trường bất động sản.


Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh giải ngân gói 30.000 tỷ cho doanh nghiệp và người dân vay để phát triển nhà.

Ngoài nội dung trên, trong Nghị quyết phiên họp tháng 11 của Chính phủ, Thủ tướng còn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh lộ trình xử lý nợ xấu; tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khoá hợp lý để giúp doanh nghiệp tiếp tục vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trong dịp cuối năm.

Đối với Bộ Xây dựng, Thủ tướng yêu cầu sớm nghiên cứu, xây dựng phương án, kế hoạch nhân rộng mô hình nhà ở trong vùng lũ tại các địa bàn thương xuyên xảy ra lũ lụt; rà soát, sửa đổi các định mức kinh tế xây dựng để tránh thất thoát, lãng phí.

Trước đó, báo cáo trước Chính phủ tại cuộc họp thường kỳ tháng 11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, cho biết thị trường bất động sản tuy còn khó khăn, nhưng đã có những chuyển biến, kết quả tích cực. 

Cụ thể là tồn kho so với tháng 3 cuối quý 1/2013 đã giảm 28.000 tỷ đồng giá trị tồn kho (tương đương giảm 22%), hiện giá trị tồn kho còn khoảng 100 nghìn tỷ tồn kho, tất nhiên là chưa kể tồn kho dự án dở dang. Đơn cử như chỉ trong tháng 11 vừa qua, đã có giao dịch 300 căn hộ tại khu đô thị Royal City (Hà Nội), cho thấy thị trường đang dần ấm lên.

Bộ trưởng Dũng cũng khẳng định, chủ trương hỗ trợ thị trường bất động sản là đúng đắn, có chăng là do khâu thiết kế chính sách chưa hiệu quả.

“Chúng ta đều biết để tháo gỡ thì phải khắc phục lệch pha cung cầu, hàng phân khúc cao cấp thì cung nhiều, cầu thấp, trong khi đó nhà ở quy mô trung bình và nhỏ cung thiếu mà cầu cao”, Bộ trưởng Dũng nói.

Riêng về tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ, Bộ trưởng Dũng cho biết, đây là gói tín dụng cho vay để hỗ trợ nhà ở, trong đó mục tiêu chính là hướng tới người dân thu nhập thấp chứ không phải là mục tiêu để cứu thị trường bất động sản, do đó tốc độ giải ngân có phần chậm.

Trong khi đó, theo số liệu cập nhật của Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), đến thời điểm đầu tháng 11/2013, đã có 619 khách hàng cá nhân được cam kết cho vay và 590 khách hàng được giải ngân với số tiền hơn 142 tỷ đồng từ gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng của Chính phủ. Theo các chuyên gia kinh tế, so với giá trị 30.000 tỷ đồng của gói hỗ trợ, giá trị giải ngân sau gần 6 tháng như vậy là quá "khiêm tốn".


                                                                                                                       myphuoc3bd.blogspot.com 

Mỹ Phước 3 BD - Sáu tháng, gói 30.000 tỷ “xài” chưa hết 2%

Mỹ Phước 3 BD - Sáu tháng, gói 30.000 tỷ “xài” chưa hết 2%

Phương án tăng số ngân hàng tham gia gói cho vay hỗ trợ nhà ở đang được tính đến vì tốc độ giải ngân quá chậm...

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến giữa tháng 12/2013, giá trị giải ngân gói 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở mới chỉ đạt 555 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 2% của gói hỗ trợ.

Đáng chú ý, dù các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước cũng như các địa phương đã khẳng định đã dỡ bỏ hầu hết các rào cản về thủ tục, hồ sơ, xác nhận…, song giá trị giải ngân thực tế đến gần cuối năm 2013 cũng chỉ đạt chưa đầy 30% trong tổng số 1.654 tỷ đồng cam kết trong năm nay. 

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận bằng văn bản về việc đăng ký hợp đồng cho vay đối với 11 doanh nghiệp với số tiền 1.127 tỷ đồng. Có 6 doanh nghiệp đã được giải ngân số tiền 205 tỷ đồng. 

Về phía khách hàng cá nhân, thống kê từ 5 ngân hàng được chỉ định giải ngân gói 30.000 tỷ đồng cho thấy các tổ chức tín dụng cũng đã cam kết cho vay 1.450 khách hàng cá nhân với số tiền là 527 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng đã giải ngân cho 1.436 khách hàng với dư nợ 350 tỷ đồng. 

Hiện BIDV đang dẫn đầu về kết quả giải ngân với dư nợ là 201 tỷ đồng. BIDV đã cam kết cho 443 khách hàng vay số tiền 187 tỷ đồng. 

Đứng ở vị trí thứ hai là Vietcombank cũng đã giải ngân được 112 tỷ đồng trên số cam kết 161 tỷ đồng cho 425 khách hàng vay. Tiếp đến là Vietinbank với mức dư nợ đạt 85 tỷ đồng trên mức cam kết 122 tỷ đồng dành cho 380 khách hàng vay. 

Trong số 5 ngân hàng được chỉ định giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, hiện Agribank mới giải ngân được 27,6 tỷ đồng và MHB chỉ đạt 5 tỷ đồng. 

Bộ Xây dựng cho biết, các ngân hàng thương mại đều khẳng định con số giải ngân vẫn tiếp tục tăng bởi còn nhiều hồ sơ của khách hàng vẫn đang chờ thẩm định. 

Báo cáo trước Thủ tướng mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thừa nhận tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng có phần chậm do một số nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân thiếu nguồn cung nhà ở phù hợp với thu nhập của người thu nhập thấp. 

Trước đó, tại buổi họp báo ngày 16/12 của Ngân hàng Nhà nước, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cũng thừa nhận, những dự báo đưa ra ban đầu về gói 30.000 tỷ chưa chuẩn xác, thể hiện ở chỗ ngành ngân hàng cứ nghĩ có tiền là có thể cho vay được, nhưng thực tế nguồn cung trên thị trường mới là vấn đề chính quyết định yếu tố thành bại của gói hỗ trợ này.

“Chúng ta chưa xác định được nguồn cung thị trường, và do nguồn ở xã hội, nhà bán ra còn khá hạn chế khiến việc thực hiện gói này không được như mong muốn”, ông Tiến nói.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định không có chuyện dừng triển khai gói 30.000 tỷ như một số tin đồn trước đó. Ngược lại, cơ quan này đang cùng với Bộ Xây dựng rà soát lại các khúc mắc, điểm rối để tháo gỡ, trong đó có tính đến việc đề xuất bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại tham gia giải ngân gói hỗ trợ lãi suất này.   

myphuoc3bd.blogspot.com 

Mỹ Phước 3 BD - Chuyên gia kỳ vọng NHNN xem xét “thả nổi” lãi suất

Mỹ Phước 3 BD - Chuyên gia kỳ vọng NHNN xem xét “thả nổi” lãi suất

“Chúng ta đang có những điều kiện để có thể kỳ vọng khả năng tự do hóa lãi suất trong năm tới. Bởi chỉ số lạm phát đang được kiểm soát một cách tốt đẹp, cùng với đó, hệ thống ngân hàng đang được điều chỉnh, được cơ cấu lại"- Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận.
Ngành ngân hàng đang được tái cơ cấu mạnh  mẽ. Nguồn Internet.
Tín dụng năm 2013 dường như không đạt chỉ tiêu đề ra nhưng trong năm tới NHNN vẫn mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt từ 12-14%. Trong đó, NHNN khẳng định sẽ điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Điều đó cho thấy NHNN đặt niềm tin rất lớn vào sự “ấm lên” của nền kinh tế trong năm tới. Cơ quan này cũng cho rằng việc xử lý nợ xấu thông qua Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) cũng là một nhân tố thúc đẩy tín dụng trong năm sau.   
Trong bối cảnh đó, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng kỳ vọng NHNN có thể xem xét “thả nổi” lãi suất. Và thời điểm mà NHNN có thể thực hiện được điều này là khi lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, bền vững. Đây chính là tiền đề để phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng trong nhiều năm tới.  
“Chúng ta đang có những điều kiện để có thể kỳ vọng khả năng tự do hóa lãi suất  trong năm tới. Bởi chỉ số lạm phát đang được kiểm soát một cách tốt đẹp, cùng với đó, hệ thống ngân hàng đang được điều chỉnh, được cơ cấu lại. Hiện tượng các ngân hàng yếu kém phải chạy ra ngoài huy động vốn, đẩy lãi suất lên tới tận “nóc nhà” để hấp dẫn huy động thì tôi tin rằng trong năm 2014 sẽ giảm thiểu rất nhiều. Rõ ràng trong một hệ thống ngân hàng lành mạnh, các ngân hàng quản lý đồng vốn của mình một cách chặt chẽ, hiệu lực hơn thì sẽ không cần phải tăng lãi suất lên để kéo vốn huy động vào. Lúc đó họ phải thể hiện năng lực tài chính của họ để hấp dẫn khách hàng”, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu nói.   
Còn Tiến sỹ Vũ Đình Ánh thì nhận định, dư địa điều chỉnh giảm lãi suất huy động xuống còn khá ít do hiện nay vẫn phải tuân thủ theo nguyên tắc lãi suất thực dương. Đối với lãi suất cho vay, trong bối cảnh các ngân hàng cơ cấu lại thì có khả năng họ sẽ tiết giảm chi phí, đồng thời cắt giảm những khoản chi không cần thiết và theo đó khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay có thể thu hẹp hơn mức hiện nay. “Do đó, tôi kỳ vọng lãi suất cho vay có thể giảm thêm chút ít. Tuy nhiên mức giảm sẽ không đáng kể trong năm 2014”, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh nói.    
Cùng quan điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu kỳ vọng chính sách tiền tệ trong năm tới sẽ hỗ trợ đẩy nhiều hơn nữa tín dụng vào nền kinh tế bằng việc chi phí vốn có thể phải hạ thấp hơn nữa. Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng là làm thế nào để các ngân hàng mạnh mẽ hơn nữa trong vấn đề cho vay bằng cách giúp họ xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ giúp các ngân hàng có cơ thể khỏe mạnh hơn để đẩy tín dụng ra nền kinh tế, giúp sản xuất phát triển.    
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn nhấn mạnh, trong năm 2014 cùng với những giải pháp linh hoạt, quyết liệt, NHNN vẫn nên ưu tiên chất lượng tín dụng để đảm bảo đồng thời với việc xử lý nợ xấu, không để nợ xấu phát sinh. Theo Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, thời điểm này chất lượng tín dụng phải được ưu tiên hàng đầu và do vậy không nên đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2014 ở mức cao, NHNN chỉ nên dừng ở mức 10% cho tăng trưởng tín dụng.    
Đỗ Huyền(Báo Hải Quan)

Mỹ Phước 3 BD - Những Con Số Nói Thật

Mỹ Phước 3 BD - Những Con Số Nói Thật


Những Con Số Nói Thật
Tác giả: Hoàng Lê Văn (theo FB 14/12/2013)

           Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, khoảng 17 triệu lao động Việt Nam có thu nhập dưới chuẩn nghèo 2 USD một ngày và khoảng 23 triệu người khác đang sống mấp mé trên ngưỡng đó. Có nghĩa là, khoảng 40 triệu lao động thuộc loại nghèo, thu nhập trên dưới 2USD một ngày (gần 50% dân số).
          Nếu con số chuẩn định dao động lên 3 USD một ngày hay 90 USD một tháng (khoảng 1, 9 triệu đồng) thì tỷ lệ dân lao động trong nhóm nghèo này là 67%.
            Tổ chức Lao Động Quốc Tế chỉ quan tâm đến và tính số công nhân nghèo, còn chúng ta lại có thể đoán biết thêm về thu nhập của người nông dân và gia đình ở vùng quê. Đây là thành phần bị các con số thống kê mang bệnh thành tích bỏ qua vì khó định lượng. Phần lớn nông dân Đồng Bằng           Sông Cửu Long (DBSCL) may mắn nếu kiếm hơn 1 triệu đồng mỗi tháng. Còn các vùng quê miền Bắc Trung Bộ và phía các tỉnh gần biên giới Tàu thì thê thảm hơn nhiều.
         Không biết bao giờ các quan chức Việt mới quên được các chỉ tiêu hoanh tráng để tô hồng cho GDP hay đầu tư FDI và chăm chú vào một vấn nạn thực sự cấp bách và ích nước lợi dân? Sự nghèo đói trong xã hội Việt (nếu bỏ qua các lối sống vương giả của 5% dân số làm giàu nhờ…?) có thể so sánh với mức sống của các quốc gia nghèo nhất ở Phi Châu. Bọn mọi rợ đi chân đất, ăn thịt người…chỉ cần vài chục năm đã sắp qua mặt Việt Nam về “xoá đói giảm nghèo”. Ôi, những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại! 2USD một ngày cho cả gia đình? Nhưng chúng ta vẫn tự hào là điểm đến hạnh phúc nhất của nhân loại?
Hoàng Lê Văn

Nhìn đại nạn tham nhũng từ 2 USD của người nghèo

Tác giả: Lê Chân Nhân (Theo Dân trí – 14/12/2013)
         17 triệu lao động có thu nhập dưới chuẩn nghèo còn có người phụ thuộc, cho nên, số người sống trong nghèo khổ của Việt Nam chắc chắn vượt quá con số đó nhiều.
         Bất cứ ai cũng có thể tính được, dưới 2 USD, một người khó có thể sống đủ một ngày, nói chi đến việc nuôi con cái. Cuộc sống con người đâu chỉ cơm áo, còn bao nhiêu chuyện liên quan, hôn, tang, tế và các nhu cầu sinh hoạt khác. Vậy thì với 2 USD/ngày, đó là sự tồn tại.
        Trong khi đa số dân mình đang sống nghèo khổ như vậy, thì nạn tham nhũng tồn tại như trêu ngươi. Phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng liên quan đến nhân vật Dương Chí Dũng đang nóng lên từng ngày với những lời khai cho thấy họ đã phá tiền một cách khủng khiếp. Hành vi tham ô của họ đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 400 tỉ đồng, số tiền tương đương 20 triệu USD có thể nuôi được bao nhiêu con người với mức sống 2 USD/ngày.
         Chưa kể, cái ụ nổi 83M oan nghiệt mà tập đoàn tham nhũng này để lại tiêu tốn mỗi tháng 1 tỉ đồng tiền bảo vệ, trông coi, đảm bảo an toàn. Một đống sắt vụn chỉ gây ô nhiễm môi trường mà phải nuôi đến ngần ấy tiền hàng tháng thì đúng là chọc giận dân quá mức.
        Những vụ án tham nhũng khác cũng tương tự. Vụ án vừa xét xử các quan tham ở Công ty cho thuê tài chính II có số tiền gây thiệt hại cho nhà nước lên đến 531 tỉ đồng. Một người lao động nghèo thu nhập dưới 2 USD/ngày, tức khoảng hơn 1.200.000 đồng/tháng. Vậy số tiền mà tham nhũng gây thiệt hại bàng bao nhiêu mồ hôi nước mắt của người lao động trên đất nước này.
         Thu nhập của người lao động với tham nhũng là hai chuyện khác nhau, nhưng đưa ra so sánh này để thấy rằng sự bất công đang tồn tại trong xã hội. Một số không ít người có chức quyền đang vơ vét của cải của quốc gia trở thành đại gia tiền của như núi, trong lúc đại đa số dân chúng sống trong nghèo khổ.
         Có những kẻ tham nhũng bị phát hiện, bị xử lý theo pháp luật, nhưng còn nhiều kẻ vẫn sống và hưởng thụ đồng tiền tham nhũng một cách ngang nhiên. Đó là tầng lớp quan chức đại gia xuất hiện trên đất nước này.
          Có nhiều quan chức đại gia thì còn nhiều trường học tranh tre nứa lá, học sinh phải bơi sông đến trường.
        Còn nhiều quan chức đại gia thì bệnh nhân còn nằm chồng nhau trong các bệnh viện quá tải.
        Đất nước còn nghèo, dân còn khổ vì nạn tham nhũng.
THEO DÂN TRÍ - Mỹ Phước 3 BD

Mỹ Phước 3 BD - Đại án Vinalines và bật mí về chiếc ụ nổi 83M

Mỹ Phước 3 BD - Đại án Vinalines và bật mí về chiếc ụ nổi 83M

Là người tạm được coi là trong nghề, tôi muốn cùng các bạn săm soi xem số phận chiếc ụ đó trôi nổi ra sao, vì chúng ta biết rằng ụ nổi cũng là một con tàu.


Vụ án "đại tham nhũng Dương Chí Dũng" gắn liền với tang chứng, vật chứng là chiếc ụ nổi. Cả bàn dân thiên hạ, dù cả đời chưa thấy tàu bè sửa chữa trên những chiếc ụ ra sao, cũng có dịp được hàng trăm tờ báo hình, báo giấy ra rả nói về vụ án và cái ụ nổi này... Có lẽ không nên cử người sang Singapore để hỏi han ông Goh Hoon Seow làm gì…


Là người tạm được coi là trong nghề, tôi muốn cùng các bạn săm soi xem số phận chiếc ụ đó trôi nổi ra sao, vì chúng ta biết rằng ụ nổi cũng là một con tàu.

Cũng như con người, con tàu cũng được sinh ra, chết đi, cũng bệnh tật, cũng vinh quang, ô nhục... Chả thế mà có một thời trong tiếng Anh, con tàu được gọi là " she", tức là cô ấy... mà đô đốc Nimitz Hoa Kỳ có một cái giải thích rất hay. Gọi là cô vì tiền son phấn, tức là tiền sơn phết cạo hà cho một con tàu quá khủng khiếp, chẳng thua gì tiền làm đẹp cho các nàng!

Ụ nổi mà các ông Vinalines mua về cũng nhằm sửa chữa, sơn phết làm đẹp cho các con tàu. Nhưng vì sao nó lại chết yểu như vậy kéo theo tù tội một lô các cán bộ, kỹ sư nghe nói là có học hành tử tế?

Chiếc ụ 83M nằm chết tại bến thuộc Cảng Đồng Nai
Chiếc ụ 83M nằm chết tại bến thuộc Cảng Đồng Nai

MHI nơi sinh ra chiếc ụ nổi 83M

Vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, kinh tế Liên Xô vẫn tiếp tục tăng trưởng trước sự ngạc nhiên của nhà quan sát trên thế giới.

Với chỉ đạo tập trung triệt để, với nguồn tài nguyên dồi dào mà Liên Xô sẵn sàng chế tạo một cách phung phí, với lao động tập trung bao gồm lao động tự nguyện hăng say theo các mô hình mà bộ máy tuyên truyền khổng lồ vẽ ra cộng với lao động cưỡng bức tại các Gulag, với lợi thế "người đi sau" mô phỏng và cải tiến các mẫu kỹ thuật của phương Tây và Nhật, Đức, với truyền thống trí thức Nga mà các phát minh "sinh tại Moskva, nở hoa tại ....Washington ", Liên Xô đã có một đội tàu hùng hậu.

Nhiều chiếc mang danh là tàu buôn hoặc tàu nghiên cứu biển nhưng thực chất là tàu tình báo trá hình, ngang dọc khắp đại dương trong cuộc Chiến tranh Lạnh mà Việt Nam phơi thân làm điểm nóng. Nhu cầu sửa chữa tàu rất lớn, cần có thiết bị nâng tàu lên để sửa, tức là ụ nổi.

Ngoài việc tự đóng lấy ụ nổi, Liên Xô đặt mua một loạt ụ lớn cỡ từ 25 nghìn tấn tới 80 nghìn tấn từ các nước như Nam Tư, Thụy Điển, Nhật. Nam Tư là nước "anh em " rồi, tuy là anh em hờ vì Tito nổi tiếng là tên "xét lại" nhưng có công nghiệp biển mạnh mẽ, tàn dư của đế quốc Áo Hung để lại.

Thụy Điển cũng như Phần Lan là hai nước trung lập, buôn bán làm ăn với Liên Xô, đóng nhiều tàu cho Liên Xô và nhiều phương án công nghệ của phương Tây đã lọt vào Nga qua cửa này. Còn kẻ bại trận Nhật Bản, láng giềng với vùng Viễn Đông Nga đang mong có nhiều hợp đồng với kẻ chiến thắng để vực dậy nền kinh tế thảm bại sau Thế Chiến II.

Những năm 60, 80 tại Hà Nội, thông tin về MHI tức Mitsubishi Heavy Industries vẫn đến với chúng tôi một cách đều đặn. Chẳng là nằm trong nhóm biên dịch tạp chí kỹ thuật đóng tàu và hàng hải tóm tắt của Liên Xô, chúng tôi có dịp tiếp cận với những bản tin tóm tắt các tạp chí Anh Mỹ nổi tiếng như Motor Ship, Lloyd's List... đăng lại bằng tiếng Nga của bản referat thuộc Trung tâm Thông tin Viện Hàn lâm Xô Viết.

Các tin đó được chúng tôi dịch thành tin "tham khảo nội bộ" cho các lãnh đạo ngành giao thông vận tải. Không rõ các sếp có đọc không, nhưng chúng tôi có dịp biết bọn giẫy chết đang "khốn cùng" ra sao, biết MHI là kẻ đi tiên phong tại nước Nhật với nghề đóng tàu chuyển dần trục từ châu Âu sang Đông Á .

Từ MHI, công nghệ tiên tiến nhất thế giới đã được áp dụng, khiến Mỹ và nhiều nước phải tổ chức sang nghiên cứu học tập. Và MHI đã giúp Hàn Quốc xây dựng ngành đóng tàu. Xưởng đóng tàu đầu tiên của Hyundai được xây dựng tại Ulsan theo hình mẫu của MHI với cái tên là HHI (Hyundai Heavy Industries).

Dân ta ai cũng biết Mitsubishi với chiếc máy khâu bền tốt nhưng ít ai biết đó là một tổ hợp công nghiệp, có cả vũ trụ, quân sự. Vào năm 1965, MHI đã đóng cho Liên Xô chiếc ụ nổi 25 nghìn tấn tại Yokohama. Sau khi đóng xong, nó được kéo vượt biển Nhật Bản trong một hành trình dài 1000 ki lô mét. Đó là một đoạn hành trình ngắn trong hai lần di chuyển trong đời. Lần từ Nhật về "nhà chồng" tự đi với tàu kéo phía trước và lần thứ hai từ nơi trưởng thành về Việt Nam để dưỡng lão, với chặng đường dài gấp 5 lần.

Về tới xưởng sửa chữa tàu Nakhodka

Vào những năm 60, Nakhodka là một thành phố trẻ trung đang phát triển mạnh mẽ. Từ một làng chài nhỏ bé, nằm cách Vladivostok hơn 100 ki lô mét về phía đông nam, tận dụng cảng nước sâu, người ta tập trung xây dựng kinh tế biển nơi đây bằng cách huy động hàng vạn nhân công là những người cần được "cải tạo", những kẻ thù của nhân dân mà tiếng Nga gọi là vreditels/vrag narodov mà chuyển ngữ sang tiếng Việt đúng nhất là "thế lực thù địch" hiện đang được dùng phổ biến.

Nhà máy sửa chữa tàu biển Nakhodka ra đời từ năm 1948 nhưng chính thức đi vào hoạt động từ năm 1951 và được tăng cường một chiếc ụ nổi 4 nghìn được điều từ Kaliningrad tới.

Với cỡ đó, nhà máy có thể sửa chữa các tàu cỡ vạn tấn, trong đó có nhiều tàu thuộc đội tàu Viễn Đông thường xuyên chạy sang cảng Hải Phòng giúp Việt Nam. Một chiếc ụ cỡ vài vạn tấn để chữa các tàu lớn, đặc biệt là tàu dầu là niềm ao ước của nhà máy.

Phải 14 năm sau, vào năm 1965, nhà máy mới nhận được chiếc ụ nổi mới tinh từ Yokohama. Đó là con chủ bài của nhà máy và tới những năm cuối thế kỷ 20, chiếc ụ đã bị kiệt sức do nhiều lần nâng hạ tàu, người ta đã phải đặt vấn đề tương lai của chiếc ụ già lão này sẽ ra sao?

Đặc biệt, sau khi cổ phần hóa, ông chủ cùa nhà máy tức là Chủ tịch hội đồng quản trị tên Trizh Evgenij và ông Tổng giám đốc Trizh Andrej, con trai của ông chủ tịch. Chẳng cần phải bay 5 nghìn ki lô mét tới Nakhodka giá lạnh, với những tòa nhà dọc phố đơn điệu mang phong cách kiến trúc từ thời Stalin, chúng ta cũng có thể biết được sức khỏe của cô gái già ụ nổi 83M ra sao.

Nếu khai thác tốt, một chiếc ụ có thể làm việc tới năm 50 tuổi là tuổi nên chui vào lò nấu thép giống như ta "trèo lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân". Đã tới 30, 40 tuổi, chiếc ụ chủ chốt này trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng hàng hải Viễn Đông.

Từ trường đại học kỹ thuật quốc gia Viễn Đông có tên viết tắt là DVGTU, Tiến sĩ khoa học chuyên về kết cấu thân tàu có tên là Kulesh V.A đã có nhiều nghiên cứu chuyên về chiếc ụ này và còn dùng chiếc ụ này để làm đề tài đào tạo được một ông tiến sĩ (candidat) có tên là Vorontsov I.A.

Những tài liệu này công khai trên mạng, bấm vào liên kết này và đọc nó ta hình dung được đầy đủ tình hình chiếc ụ này chẳng cần phải hỏi ông Đăng kiểm Việt Nam đi nghiên cứu về bình luận ra sao.

Bản nghiên cứu của Vorontsov nói sao về ụ nổi 83M?

Báo cáo nghiên cứu giành học vị Tiến sĩ của Vorontsov có đầu đề "Thiết kế và chẩn đoán kỹ thuật các ụ nổi bằng thép có tính đến độ tin cậy và giới hạn vận hành" viết năm 2001 nhằm nghiên cứu các ụ nổi thép nói chung, trong đó lấy dẫn chứng thực tế từ 3 ụ nổi,đặc biệt là chiếc 83M của nhà máy sửa chữa tàu Nakhodka.

Báo cáo có dẫn chứng hồ sơ nguyên gốc của MHI cho biết 83M là số chế tạo của ụ nổi. Kích thước trong lòng ụ là: dài 171 mét x 30 mét đủ để nhận những con tàu dài 180 mét, rộng 28 mét với mớn nước 7 mét.

Ụ có hai cẩu sức nâng mỗi chiếc 15 tấn. Kết cấu của ụ giống kết cấu tàu dầu theo hệ thống dọc với các khung khỏe hướng dọc. Ngoài việc phải làm việc cật lực trong khi nâng hạ tàu vào sửa chữa, ụ còn gặp một số tai nạn. Ngày 1 tháng 4 năm 1998 trong khi nâng ba chiếc tàu kéo, mỗi chiếc có trọng lượng 1000 tấn  vào ụ tại làm biến  dạng dư tới 1 mét, kéo dài 1-2 sườn khỏe.

Nguyên nhân của tai nạn là do hệ thống đo nước ballast không làm việc; không kiểm tra độ võng của ụ. Chính Tiến sĩ khoa học Kulesh V.A đã tiến hành khảo sát ngay sau tai nạn và trong nghiên cứu của Vorontsov đã chỉ rõ sức bền tổng thể của tàu đã bị xâm phạm vì tính toàn vẹn của cơ cấu dọc không còn đảm bảo, sức bền cục bộ cũng rất kém với tình trạng gỉ mòn nghiêm trọng.

Bản nghiên cứu cũng đề ra các biện pháp: giảm sức nâng không còn là 25 nghìn tấn nữa, giảm chu kỳ làm việc tức là một năm chỉ cho nâng hạ tàu vài lần và giảm độ sâu cho đánh chìm (điều này là tất nhiên khi đã giảm sức nâng ).

Dựa trên kết quả nghiên cứu này, Đăng Kiểm Nga quyết định không cấp phép cho ụ nổi này nữa vào năm 2006. Nhà máy còn có một Đăng Kiểm nữa là Đăng Kiểm Na Uy DNV đang làm việc với các dự án đầy tham vọng với Nhật và phương Tây.

Tất nhiên họ chỉ coi cái ụ này là đống sắt vụn !

... và Việt Nam mua giúp họ gánh nặng?

Nhà máy sửa chữa tàu Nakhodka viết tắt là HCPZ đã được cổ phần hóa, các cổ đông quan tâm đặc biệt tới tài sản, hoạt động kinh doanh của mình. Bước sang thế kỷ 21, hoạt động sửa chữa của nhà máy đã ngày càng giảm, trước sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ làng giềng, đó là Nhà máy sửa chữa tàu Primorsk.

HCPZ chuyển dần sang các hoạt động công nghiệp khác, những chương trình dầu mỏ với dự án Sakhalin-2, một chương trình hợp tác quốc tế có Nga, Nhật và phương Tây tham dự. Trong nội bộ ban điều hành nhà máy có một cuộc đấu đá nội bộ sâu sắc mà các báo chí địa phương tại Nakhodka và Vladivostok cũng phải tham dự.

Ông chủ chính của nhà máy, Chủ tịch hội đồng quản trị Trizh Evgenij đã có 30 năm gắn bó với nhà máy. Tốt nghiệp khoa máy tàu Đại học Vladivostok năm 1961, sau 20 năm từ một sĩ quan máy tàu bậc ba trên tàu biển, ông đã trở thành một lãnh đạo xưởng sửa chữa của Cục Hàng hải vùng 2 Viễn Đông và năm 1986 được trên bổ về làm giám đốc HCPZ.

Trong gần 30 năm làm việc tại đây, ông đã đào tạo được cậu con trai Trizh Aleksej trở thành Tổng giám đốc thay mình vào năm 2003. Cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt về cổ phần tham gia. Trizh Evgenij sinh năm 1937 mất chức Chủ tịch hội đồng quản trị vào năm 2008 cũng là năm bán được chiếc ụ nổi "gánh nặng" cho Việt Nam. Người có cổ phần cao nhất bây giờ là bà Irina Irbot trong một chiến dịch quyết tâm giảm bớt vốn điều lệ.

HCPZ và Công ty AP Singapore 

Không rõ các ông chủ HCPZ đón các "đồng chí" Việt Nam ra sao, mặc dù có cả anh phiên dịch tiếng Nga từ một trường đại học tại Hà Nội. Tiếng Nga hiện đại trong làm ăn tràn ngập các từ của bọn "tư bản rác rưởi" nhập luôn từ tiếng Anh chỉ có khác là phiên âm ra chữ viết Slave như mister (ngài), managemnt (quản lý), bank (ngân hàng), business  lunch (bữa ăn doanh nghiệp ) ...

Cho nên nếu quân ta đá vài câu tiếng Anh dù hơi ngọng nhưng cũng có thể làm đối tác... nể(?).Tại phiên tòa, người ta cố truy hỏi tại sao lại phải mua thông qua công ty môi giới? Thực ra, hỏi câu đó là phạm luật vì đó là thông lệ hàng hải. Xưa như trái đất, nghề hàng hải đã hình thành với muôn trùng luật lệ, quy định, công ước, thói quen ... để nó tồn tại và giúp nhân loại phát triển...

Đó là kinh tế thị trường với muôn mặt tốt đẹp và cũng rất xấu xa như thực tế cuộc sống. Chỉ vì anh thòng thêm cái đuôi mà không thèm hay cố ý không chăm nom cái đuôi đó nên mới để đến nông nỗi này.

Chuyện mua ụ nổi của các anh gấu Misha đã… diễm xưa và hôm nay, xem tivi, chắc chắn có một anh cựu tù nhân nay đang trở thành người hùng biết hối cải sẽ cười khẩy vì các anh chàng bị lộ! Có lẽ không nên cử người sang Singapore để hỏi han ông Goh Hoon Seow làm gì!

Theo KS Đỗ Thái Bình - Hội Hải dương học Việt Nam
Mỹ Phước 3 Bình Dương

Mỹ Phước 3 BD - Vàng tiếp tục rớt giá trong năm 2014 và Giảm mạnh sau tháng 3/2014

Mỹ Phước 3 BD - Vàng tiếp tục rớt giá trong năm 2014 và Giảm mạnh sau tháng 3/2014


Vàng tiếp tục rớt giá trong năm 2014 và Giảm mạnh sau tháng 3/2014


Tổng hợp của  Phương Hà (Doanh Nhân SG), Hà Ngọc (TTXVN), Báo Dân Việt 23/12/2013

Từ đầu năm tới nay vàng đã giảm 23% giá trị, đây cũng là chuỗi sụt giảm lớn nhất của kênh đầu tư được coi là sinh lời nhất? Vậy có nên đầu tư vào vàng? Và đây có phải là kênh đầu sinh lời trong năm 2014. TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhận định:
- Trong những ngày cuối cùng của tháng 11/2013 giá vàng thế giới và trong nước đã chững lại và chạm mốc 35,5-36 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, trong năm 2013 giá vàng giảm mạnh khiến kim loại quí này sụt giảm giá trị 56 tỷ USD. Không những vậy, giá vàng được nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới nhận định sẽ còn giảm thêm 5% trong những tháng cuối năm, và có thể sụt tới 19% theo các trong quý I/2014.
Việc giá vàng sụt mạnh năm qua đã khiến sức mua tại hai thị trường lớn là Ấn Độ và Trung Quốc tăng cao. Và theo Hội đồng vàng thế giới, doanh số vàng trang sức, vàng miếng và đồng xu vàng tại các thị trường này sẽ đạt 1000 tấn trong năm nay. Kể từ đầu năm tới nay, vàng đã giảm 23% giá trị, đây cũng là chuỗi sụt giảm lớn nhất kể từ năm 1981. Nguyên nhân là do các nhà đầu cơ lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm chương trình thu mua tài sản làm đứt đoạn chuỗi 12 năm tăng giá liên tục của vàng.
* Vậy đây có phải là kênh đầu tư khi giá vàng trong nước và thế giới giảm mạnh, thưa ông?
- Theo các chuyên gia, hiện các ngân hàng Trung ương tại Mỹ đang tiến hành cắt giảm nhiều danh mục tài sản sẽ khiến giá vàng cuối năm chỉ còn về mức 1.300 USD/ounce thay vì 1.435 USD /ounce và đưa ra dự đoán giá vàng chỉ còn 1.050 USD/ounce thay vì 1.270 USD/ounce vào cuối năm 2014.
Trong trung hạn, chúng tôi cho rằng giá vàng sẽ còn giảm nhiều hơn do nền kinh tế Mỹ chưa có chính sách về tiền tệ phù hợp vào thời điểm này. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về thị trường, nhưng theo quan điểm của tôi, không nên đầu tư hết vào vàng trong lúc này, không nên dốc hết “trứng vào một rổ”. Thực tế nhà đầu tư mua vàng tích trữ thời điểm này không hoàn toàn thuận lợi, vì diễn biến giá kim loại quý trên thế giới đang rất khó lường, tăng giảm thất thường. Khi giá vàng xuống 35 triệu đồng một lượng, vẫn có khả năng xuống thấp hoặc tăng cao trở lại. Hiện rất khó dự báo giá vàng thế giới bởi vì biến động của giá vàng không chỉ thuần túy dựa vào quan hệ cung cầu mà còn chịu ảnh hưởng của giới đầu cơ.
* Sau nhiều năm, vàng đứng đầu bảng về kênh xếp hạng được nhà đầu tư chọn lựa ? Liệu năm 2014 nó có phải là kênh còn sức hấp dẫn?
- Ngày 13/12/2013, lần đầu tiên giá mua – bán vàng trong nước có lúc đã thu hẹp chỉ còn khoảng 40.000 đồng trong khi có thời điểm nóng, khoảng cách này được kéo tới gần 2-3 triệu đồng/lượng. Nhưng dù được thu hẹp, thị trường vàng vẫn khá ảm đạm, không khí giao dịch của các nhà đầu tư đều trầm lắng.
Năm 2013, là năm đầu tiên vàng giảm giá sau 12 năm tăng liên tục. Như vậy, kênh đầu tư vàng sau nhiều năm đứng đầu bảng xếp hạng các kênh đầu tư hấp dẫn, bởi tính thanh khoản cao và lợi nhuận lớn, đã chính thức được nhiều nhà đầu tư rời bỏ, không mấy mặn mà. Theo tôi, đó là giải pháp khôn ngoan bởi chưa có cơ sở nào cho giá vàng tiếp tục tăng trong năm 2014.
Giá vàng trong năm 2014 phụ thuộc vào diễn biến của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ. Đến thời điểm hiện tại, các số liệu đều cho thấy chưa có sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Điều này càng khiến vàng gặp khó khi muốn tăng giá và các nhà đầu tư đều đang có xu hướng chuyển tiền sang các kênh đầu tư khác.
Tại VN, nếu giá vàng thế giới theo xu hướng giảm giá thì NHNN sẽ ít tổ chức đấu thầu vàng để cung cấp ra thị trường. Khi đó có thể chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục ở mức cao. Như vậy rủi ro cho người đầu tư vàng là khá lớn.
Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là kết thúc năm 2013. Gần như chắc chắn năm nay là một năm mất giá mạnh của vàng trong nước và thế giới. Nếu như giá vàng quốc tế đã giảm trên 1/4 từ đầu năm tới nay, thì giá vàng trong nước cũng đã “bốc hơi” 11,3 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng sẽ ở trong thế giằng co cho tới cuộc họp của Fed diễn ra vào tuần tới.
Ngân hàng Anh Barclays mới đây khuyến nghị các nhà đầu tư bán khống vàng sau tháng 3/2014, thời điểm mà nhà băng này cho là Fed sẽ bắt đầu thu hẹp. Theo tôi, giá vàng có khả năng sẽ giảm mạnh từ sau tháng 3/2014.
Do vậy các nhà đầu tư cần nắm vững diễn biến này để có phương án đối phó khi giá vàng giảm mạnh và giải pháp khôn ngoan nhất như tôi đã trình bày ở trên, đó là tạm xa lánh kênh đầu tư về vàng.
* Xin cảm ơn ông!

Cuối tuần qua, giao dịch vàng quốc tế đóng cửa ở mức 1.200 USD/ounce, mức giá không quá tệ về mặt kỹ thuật, nhưng sang năm 2014, các nhà đầu tư vàng cũng chưa thể lạc quan hơn.


Sau khi rớt xuống mức thấp nhất trong ba năm qua hôm 20/12 là 1.188 USD/ounce, giá vàng đã phục hồi vào phiên cuối tuần. Tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm 2013 tới nay, giá vàng đã giảm khoảng 28%.
Không ít người cho rằng giá vàng đã “giảm quá đà” và đây là thời điểm tốt để mua vào, song theo “vua hàng hóa” Jim Rogers, việc tài sản mất giá 50% “không lạ” và vàng tăng giá trong liền 12 năm mới là điều khác thường, theo lý cần có sự điều chỉnh.
Giới truyền thông Hong Kong dẫn lời ông Jim Rogers cho hay có ba nguyên nhân khiến giá vàng tiếp tục rơi, trước hết là vàng đã tăng giá trong 12 năm và điều chỉnh mạnh là khó tránh khỏi.
Bên cạnh đó là việc không ít nhà đầu tư đã dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư vào vàng và thực tế này sẽ gây áp lực lớn hơn đối với vàng khi kim loại quý này bước vào thời kỳ rớt giá.

Cuối cùng là việc các chính trị gia Ấn Độ chỉ trích hoạt động nhập khẩu vàng đã khiến thâm hụt thương mại của nước này tăng cao, áp dụng nhiều biện pháp buộc dân chúng bán vàng và ít nhiều đã tạo dựng được ảnh hưởng.
Nếu các chính trị gia thành công trong việc buộc người dân Ấn Độ phải bán vàng, giá vàng sẽ càng rớt thảm. Mười năm qua, Ấn Độ luôn là nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới, nhưng hiện nay chính phủ nước này đã nâng mức thuế suất đối với vàng miếng và trang sức bằng vàng từ 10% lên 15%.
Theo chuyên gia phân tích thị trường hàng đầu của Insignia Consultants, ông Chintan Karnani,trong năm 2013, lượng vàng nhập khẩu của Ấn Độ đã giảm 40%. Sang năm 2014, từ tháng Tư tới tháng Năm, Ấn Độ tiến hành tổng tuyển cử, mọi sự nới lỏng về chính sách chí ít phải đợi tới khi chính phủ mới lên nắm quyền mới có thể bắt đầu, nên nhu cầu vàng của Ấn Độ năm 2014 sẽ tiếp tục giảm.
Ngoài Ấn Độ giảm nhập khẩu vàng, nhiều tổ chức nắm giữ vàng lớn cũng đua nhau giảm lượng vàng trong kho. Chẳng hạn, SPDR, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, trong năm 2013 đã giảm 40% lượng vàng nắm giữ xuống còn 812,62 tấn.
Cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng vào đầu tháng 1/2014 và nhiều khả năng rút hẳn QE trong năm 2014, lạm phát ở các nước phát triển vẫn ở mức thấp, nhiều khả năng giá vàng sẽ tiếp tục giảm.
Trong khi JP Morgan Chase nhận định giá vàng năm 2014 sẽ giảm 10%, Goldman Sachs thậm chí còn dự đoán trước cuối năm 2014, giá vàng sẽ giảm ít nhất 15%.
Trong năm nay, giá vàng đã giảm 29%, hướng tới mức giảm theo năm cao nhất kể từ 1984. Ngày 19/12, giá vàng giảm hơn 3% xuống dưới ngưỡng 1200 USD/oz, đây là mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Đầu năm nay, nhiều chuyên gia dự báo giá vàngsẽ tăng lên mức 2000 USD/oz. Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm giá vàng dự kiến sẽ giảm xuống mức 1000 USD/oz trong năm 2014.
Theo Julian Phillips, nhà sáng lập ra GoldForecaster.com, năm 2013 là một năm giá vàng biến động rất mạnh.
Ông Phillips cho biết, đầu năm 2013 giá vàng tăng do nhu cầu tiêu thụ vàng ở châu Á tăng mạnh, tuy nhiên triển vọng kinh tế lạc quan của Mỹ đã khiến cho nhà đầu tư bán vàng và chuyển sang mua cổ phiếu. Tính từ đầu năm cho tới nay, chỉ số S&P 500 đã tăng 27%.
Trong năm nay, lượng vàng do quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã giảm 40% xuống 812,62 tấn. Lượng vàng nhập khẩu của Ấn Độ, một trong những quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, dự kiến giảm 40% trong năm 2013 và tiếp tục giảm trong năm 2014.
Theo Rob Haworth, chuyên gia chiến lược của Bank Wealth Management, thị trường vàng sẽ tiếp tục theo dõi chính sách tiền tệ của Cục dự Trữ liên bang (Fed) và tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ và Trung Quốc để dự đoán nhu cầu vàng.
Ông Haworth dự báo giá vàng sẽ rơi vào thị trường giá xuống trong năm 2014 do kinh tế toàn cầu tăng tốc, tuy nhiên giá vàng sẽ ít biến động hơn so với năm 2013.
Yves Lamoureux, chủ tịch của Lamoureux & Co., dự đoán giá vàng sẽ phục hồi ở mức 1500 USD/oz vào quý 2 năm sau nếu lãi suất giảm, nhưng sẽ lao dốc vào cuối năm 2014.
Theo ông Lamoureux, giá vàng có thể sẽ giảm xuống mốc 1000 USD/oz vào cuối năm sau.

Theo http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/vng-tip-tc-rt-gi-trong-nm-2014-gim-mnh-sau-thng-32014.html

Mỹ Phước 3 BD - PHÁT NGÔN CỦA BẦU ĐỨC


Mỹ Phước 3 BD - PHÁT NGÔN CỦA BẦU ĐỨC
Tổng Hợp: Minh Hoàng (NV)



           “Phá rừng” để “trồng người” thì dại gì không phá. Mà việc “trồng người” này thì đâu có lâu gì cho cam. Chỉ có 7 năm là lại gặt một vụ mùa. Nhanh lắm, quay đi quay lại đến liền à! (Từ http://my.opera.com/nhattm/blog/ph-ng-v-n, 12/9/2009)
           Không hào hứng sao được khi HAGL đang sở hữu hơn 100.000 ha đất có thể trồng cao su ở 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia. Năm 2014, tôi sẽ có 50.000 ha cao su thu hoạch với lợi nhuận ước tính 450 triệu đô la/năm….Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. (Từ VTC 19/9/2011)
           Tại sao thị trường bất động sản điêu đứng, nhiều doanh nghiệp ngột ngạt, bế tắc vì thiếu vốn nhưng chúng tôi không bị ảnh hưởng? Trong kinh doanh, nguồn vốn quan trọng nhất, có vốn là thắng. Trong khi chúng tôi không thiếu vốn. (Từ GD 17/9/2011)
            Tôi không viển vông khi đặt ra tham vọng như vậy và ngày đó sẽ không xa nữa đâu. Nếu thị trường tài chính Việt Nam tốt, cái đích ‘tỷ phú thế giới’ của tôi đã có thể đạt được nhưng thời gian qua kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn nên mục tiêu mà tôi đặt ra đã bị chậm lại. (Từ GD 13/10/2011)
           Hiện HAGL đang đầu tư vào bốn lĩnh vực chủ yếu là bất động sản, sắt, thủy điện và cao su. Lĩnh vực bất động sản đang là lĩnh vực kinh doanh khó khăn nhất. Dự kiến, lợi nhuận thu được từ lĩnh vực này trong năm 2010 là khoảng 1.800 tỷ đồng, và trên 2.000 tỷ đồng vào những năm tiếp theo là rất khó đạt được tại              Việt Nam. Vì vậy, trong những năm tới, chiến lược kinh doanh của HAGL là sẽ đầu tư vào ngành tài nguyên như sắt, thủy điện, cao su tại Lào, Campuchia và các tỉnh lân cận Gia Lai.
           Trong đó, sắt là lĩnh vực đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho HAGL trong năm 2011 và những năm tới, có thể sẽ thay thế được bất động sản. Đối với dự án cao su của HAGL, tính đến cuối năm 2008, Công ty đã trồng xong 7.000ha cao su. Sẽ khai thác được mủ sau khi cây cao su trồng được 6 năm. Như vậy, tính đến năm 2013 HAGL có thể khai thác mủ từ lứa cao su đầu tiên trồng trên 7.000ha đất. (Từ DN 23/9/2010)
           Tôi vạch chiến lược cho Hoàng Anh Gia Lai cách đây 4 năm và chúng tôi sẽ đi theo hướng đó. Trước mắt chúng tôi khẳng định vị trí của mình trong khu vực rồi sẽ vươn ra thế giới. Tôi cho rằng, 5 năm nữa cục diện sẽ thay đổi lớn và tôi sẽ là người đi trước. Tôi có đầy đủ điều kiện để làm việc này.(Từ TN 22/1/2013)
           Ông nói trong kinh doanh, chuyện nợ nần là bình thường, sau khi hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa tuyên bố hạ triển vọng tín nhiệm của công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai xuống “tiêu cực” từ “ổn định” trước đó.
           “Thực sự là hãng đó ở quá xa, không biết nhiều về Hoàng Anh Gia Lai mà nhìn trên giấy tờ đánh giá thì không chuẩn lắm đâu,” ông nói với BBC.
            Ông cho rằng báo cáo của Fitch chỉ để ý đến doanh số bất động sản của công ty, trong khi theo ông, tập đoàn từ 2013 sẽ “không lệ thuộc bất động sản nữa”.
            Ông khẳng định công ty “không có gì khó khăn, mà còn đang phát triển cực tốt”.
            Trong cuộc phỏng vấn của BBC, ông Đoàn Nguyên Đức cũng trả lời các câu hỏi quanh tin về việc nợ thuế, nợ nhiều ngàn tỷ đồng.
            Ông nói từ 2013, công ty dự định lợi nhuận một năm phải là “từ 5000 tỷ trở lên, từ các nguồn mới như thủy điện, khoáng sản, cao su”. (Từ BBC 15/3/2012)
            Tò mò chút: mỗi tháng anh dành bao nhiêu tiền “nuôi” chiếc Beechcraft King Air 350?


300 triệu đồng. Giao cho Vasco lo trọn gói
            Một thứ khác – trái banh tròn – có khi còn tiêu tốn tiền của anh nhiều hơn nhỉ. Một năm anh bỏ ra bao nhiêu để “nuôi” bóng đá?



            70 tỷ đồng.
(Từ DN 21/10/2011)
(Cách nhìn của Bầu Đức đi khá xa và lợi nhuận thì.......)

Sunday, December 22, 2013

Mỹ Phước 3 BD - Bản Đồ Khu Đô Thị Và Công Nghiệp Mỹ Phước 3


Saturday, December 21, 2013

Mỹ Phước 3 BD - Đăng ký làm sổ đỏ trên mạng điện tử.

Mỹ Phước 3 BD - Đăng ký làm sổ đỏ trên mạng điện tử.




Làm sổ đỏ trên mạng; sổ đỏ phải ghi cả tên vợ, tên chồng… là những quy định mới liên quan đến quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Cụ thể, về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Luật quy định việc đăng ký đất đai đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý là bắt buộc.

Còn việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, Luật bổ sung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động. Đặc biệt, Luật quy định đăng ký đất đai được thực hiện bằng hình thức trên giấy và bổ sung quy định đăng ký trên mạng điện tử và đều có giá trị pháp lý như nhau.

Các trường hợp kê khai đăng ký đều được ghi vào sổ địa chính, nếu không được cấp Giấy chứng nhận thì được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý.

Bộ TNMT cho rằng việc quy định hình thức đăng ký điện tử sẽ góp phần tích cực vào cải cách hành chính và tránh được sách nhiễu phiền hà khi người dân trực tiếp đăng ký.

myphuoc3bd.blogspot.com - Theo Trí thức trẻ

Mỹ Phước 3 BD - Luật đất đai năm 2013: Nhiều đổi mới quan trọng

Mỹ Phước 3 BD - Luật đất đai năm 2013: Nhiều đổi mới quan trọng

Sáng nay (12/12/2013), tại Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Minh Quang - Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã công bố một số nội dung đổi mới quan trọng của Luật đất đai năm 2013.

Theo đó, Luật đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điểm so với Luật đất đai năm 2003, đã thể chế hóa đúng và đầy đủ những quan điểm, định hướng nêu trong Nghị quyết số 19/NQ-TƯ Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003.
Ông Nguyễn Minh Quang - Bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường.

Cụ thể, Luật đất đai 2013 có những 11 điểm mới căn bản.

Thứ nhất, Luật đất đai 2013 đã thêm nhiều điều luật để quy định về các quyền của Nhà nước. Quy định cụ thể nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất như quy định về những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân.

Thứ hai, Luật đã bổ sung các quy định về điều tra, đánh giá đất đai nhằm khắc phục bất cập hiện nay; bổ sung những quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm khắc phục khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Bổ sung và quy định rõ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Thứ ba, Luật thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong và nước ngoài; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Đặc biệt, Luật đã bổ sung quy định về điều kiện được giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng, dự án đầu tư tại khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.

Thứ tư, Luật quy định đầy đủ, rõ ràng về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi; quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đát vào sử dụng; quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Thứ năm, Luật bổ sung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động, đăng ký đất đai trên mạng điện tử; Bổ sung quy định quy định trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của nhiều người thì cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận hoặc cấp chung một giấy chứng nhận. Trường hợp là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận ghi cả họ, tên vợ hoặc họ tên chồng, nếu giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận mới để ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng nếu có nhu cầu.

Thứ sáu, Luật đất đai năm 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo muc đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất. Bỏ việc công bố bảng giá đất vào ngày 1/1 hàng năm. Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy định hiện hành. Bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ qan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể.

Thứ bảy, Luật đã dành một chương để quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân.

Thứ tám, Luật quy định hoàn chỉnh hơn các chính sách đất đai đối với khu vực nông nghiệp; Hoàn thiện hơn quy định về chế độ sử dụng đất đối với sử dụng cho khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế; Bổ sung quy định việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ chin, Luật đất đai 2013 được hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của từng đối tượng sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và quy định các điều kiện khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Thứ mười, Luật chỉ quy định về các vấn đề chung của thủ tục hành chính về đất đai và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục để đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện.

Thứ mười một, Luật đã bổ sung các quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

myphuoc3bd.blogspot.com -Theo DĐDN


Friday, December 20, 2013

Mỹ Phước 3 BD - Người Làm Nên Khải Silk

Mỹ Phước 3 BD - Người làm nên Khải Silk


Từ một cửa hàng bán tơ lụa và đồ lưu niệm cho khách du lịch trên phố Hàng Gai, Hà Nội, ông Hoàng Khải xây dựng thương hiệu Khải Silk và chuỗi nhà hàng, khách sạn xa xỉ gắn liền với tên tuổi chủ nhân.

Trong chiếc áo polo hồng nhạt, quần short khakis màu hồng đậm, đôi giày da lộn đế mềm màu đen và chiếc mũ fedora trắng, ông Hoàng Khải, chủ “lâu đài” Tajmasago trông giống một khách du lịch nhiều tiền, nhàn tản hơn là một doanh nhân. Đây là phong cách hằng ngày của ông, và “lâu đài” hiện là đại bản doanh chính của Khải Silk. “Lâu đài” là cách chủ nhà gọi tên khách sạn mang đậm nét kiến trúc Hồi giáo xứ Marocco, tọa lạc tại trung tâm Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM.

Ông chủ Khải Silk.

Nhìn từ bên ngoài, tòa nhà màu trắng với những chi tiết vòm cửa cầu kỳ này gợi nhớ đến khu lâu đài nổi tiếng Alhambra xứ Granaha, Tây Ban Nha. Vào bên trong, cũng vẫn những chi tiết kiến trúc ấy nhưng nội thất lại được trang trí pha trộn hài hòa nhiều trường phái, từ bàn ghế cổ Trung Hoa đến phong cách châu Âu hiện đại, màu sắc táo bạo. Người đứng đằng sau sự xa hoa được sắp đặt tỉ mỉ đến từng chi tiết nơi đây chính là ông chủ Hoàng Khải, nhà đầu tư kiêm thiết kế, tự tay sắm sửa và sắp đặt tài sản trị giá 15 triệu đô la Mỹ này. Ông Khải cũng thiết kế hầu hết những khoản đầu tư khác của mình, một chuỗi 12 nhà hàng cao cấp (fine-dining) trên cả nước, những cửa hàng thời trang mang thương hiệu Khải Silk, chưa kể đến tòa cao ốc thương mại – văn phòng Paragon tại quận 7. Được biết đến nhiều với cái tên Khải Silk, thương hiệu lụa thời trang mà ông tạo ra, ông Khải có hình ảnh gắn với một nhân vật nổi tiếng trong giới giải trí hơn là một doanh nhân.

Năm 2007, thời hưng thịnh của thị trường, ông Khải sắm xe Rolls Royce, trở thành một trong những chủ nhân đầu tiên của chiếc xe biểu tượng của giàu sang ở Việt Nam. Ông cũng đàm phán với nhà đầu tư Phú Mỹ Hưng và thuê được những vị trí tốt với giá thuê thấp “như cho không” để phát triển một loạt dự án nhà hàng cao cấp, trong đó đáng kể nhất là dự án cao ốc văn phòng – khu thương mại Paragon trị giá 35 triệu đô la Mỹ cùng đầu tư với bà Lê Hoài Anh, chủ tịch công ty Thủy Lộc.


Tòa nhà Paragon, Quận 7.

Nhưng vận may không phải lúc nào cũng mỉm cười với Khải Silk. Paragon khánh thành năm 2009, đúng vào thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới và mốc đi xuống của thị trường bất động sản. Khu Paragon gặp khó khăn trong việc lấp đầy diện tích. Các công ty thuê tại đây như rạp chiếu phim MegaStar, trung tâm thương mại Parkson… chịu cảnh vắng khách. Tuy nhiên, trong buổi trả lời phỏng vấn Forbes Việt Nam, ông Khải cho biết tình hình hiện nay đã cải thiện nhiều, 80% diện tích cho thuê đã được lấp đầy.

Trong khi đó, tình hình kinh doanh chung của thị trường vẫn khó khăn. Đối tác của ông Khải là công ty Thủy Lộc chuyên kinh doanh các cửa hàng mỹ phẩm và thời trang cũng đang trải qua một giai đoạn gian khó, phải đóng bớt một số cửa hàng bán lẻ, và có nhiều tin đồn về nợ nần.

Ông Khải cho biết các công ty của ông cũng không tránh khỏi những khó khăn trong việc cân bằng các khoản vay. “Kinh doanh thì không ai không vay nợ, tôi vay vốn từ nhiều ngân hàng, điều quan trọng là mọi người đều ngồi lại với nhau và thảo luận, cùng tìm ra giải pháp. Khó tôi thì có khó anh không?”.

Mặc dù từ chối cung cấp thông tin về tài sản cũng như doanh thu hoặc các khoản nợ, ông Khải cho biết các mảng kinh doanh hiện hữu của ông, từ các cửa hàng sản phẩm lụa mang thương hiệu Khải Silk, đến 12 nhà hàng và khách sạn cao cấp mới mở Tajmasago, đều đang đem lại nguồn thu đều đặn, dù không lớn. Nhưng trên thị trường vẫn nhìn vào các khoản đầu tư của Khải Silk với sự nghi ngờ nguồn gốc sự giàu có của ông Khải. Khi được hỏi về vấn đề này, ông Khải chỉ cười. Ông nói, “Có lẽ họ không hiểu những thứ tôi làm đều thuê được rất rẻ, vì mình là người tiên phong”.


Lâu đài Tajmasago.


Khởi nguồn của Khải Silk là một cửa hàng thêu nhỏ của gia đình ở số 96, phố Hàng Gai, Hà Nội. Những người bạn cùng thời kể lại, những năm 1980, Khải là một thanh niên Hà thành cao ráo đẹp trai, nhà ở trung tâm khu phố cổ, theo học đàn ở Nhạc viện Hà Nội, tính quảng giao nên ngay từ hồi trẻ đã giao du với nhiều bạn bè là người nước ngoài. Là anh cả trong một gia đình có ba anh em trai, từ năm 17 tuổi, Khải đã giúp mẹ kinh doanh, chuyển cửa hàng thêu thành cửa hàng tơ lụa chuyên bán các mặt hàng lưu niệm làm từ lụa. Cuối những năm 1980, khách du lịch tới Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu là chuyên gia Thụy Điển làm việc tại nhà máy giấy Bãi Bằng. Lúc đầu bán hàng chủ yếu cho những người này, sau đó Khải bắt đầu đi nước ngoài, sang Thái Lan, Singapore, thấy những nơi ngày rất phát triển, nên muốn làm một cửa hàng lụa bài bản, sang trọng tại Hà Nội. Năm 25 tuổi, Khải bỏ học tại Nhạc viện Hà Nội, chính thức thành lập cửa hàng Khải Silk. Cửa hàng đầu tiên ở phố Hàng Gai làm ăn tấn tới kéo theo sự phát triển của rất nhiều cửa hàng tơ lụa và đồ lưu niệm khác dọc phố Hàng Gai, Hàng Bông. Khi nhìn lại thời gian này, ông Khải bình luận: “Chính tôi là người khai sinh ra phố tơ lụa ở Hàng Gai”.

Trong giai đoạn này, việc kinh doanh tơ lụa giúp ông Khải tích lũy tiền mặt, bắt đầu mua bất động sản tại Hà Nội và những nơi khác. Một trong những khoản đầu tư lớn của ông cách đây 15 năm là Hội An Riverside Resort, một trong những khu nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên ở Hội An vào cuối những năm 1990. Khách sạn này kinh doanh thành công và được ông Khải bán đi sau đó vài năm, thu lời gấp vài lần so với lúc mua. Ông Khải kể, thời gian này đầu tư bất động sản đều bằng tiền tích lũy, không vay vốn ngân hàng, không đòn bẩy. “Nếu biết vay vốn ngân hàng để đầu tư lúc đó, thì có thể tôi còn giàu hơn gấp nhiều lần!” ông nói.

Năm 2000, Khải quyết định chuyển toàn bộ kinh doanh vào TP.HCM. Bước chuyển này đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp kinh doanh của ông, khi ông đầu tư mạnh hơn và lớn hơn vào nhà hàng, bất động sản và khách sạn. Vào đến TP.HCM, ông dùng tiền tích lũy từ trước mua ngay một ngôi nhà trên đường Đồng Khởi, mở tiệm Khải Silk đầu tiên. “Lúc đó giá cũng tới cả ngàn cây vàng rồi,” ông nói. Ông Khải nhanh chóng có thêm nhiều bạn bè là những người thành đạt, rồi trở thành thành viên của YPO (tổ chức các chủ doanh nghiệp trẻ quốc tế). Ý định mở cửa hàng nảy sinh. “Bạn bè nói, sao không có những nhà hàng thực là sang?” Nhà hàng sang trọng đầu tiên được ông Khải đầu tư là nhà hàng Pháp Au Menoir de Khai, tại một biệt thự cũ trên đường Điện Biên Phủ, nhưng “mở ra rất đẹp mà lúc đầu không có khách, phải 2, 3 năm sau mới có khách”. Sau đó là hàng loạt nhà hàng sang trọng khác như Nam Kha, Nam Phan, các nhà hàng ở Phú Mỹ Hưng. Những nhà hàng này đáp ứng nhu cầu ẩm thực mang tính văn hóa cao của giới có tiền, nhu cầu tiếp khách sang trọng, khách nước ngoài của nhiều doanh nghiệp.

Giờ đây, khi các thành phố lớn đã có thêm nhiều lựa chọn về nhà hàng đẳng cấp, thì ông Khải vẫn được coi là một trong những người đầu tiên đầu tư bài bản vào các nhà hàng loại này. Mới đây, ông Khải cho tôn tạo lại ngôi nhà cổ ở số 26 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, ngôi nhà của Điền gia tộc mà ông mua cách đây 20 năm với giá 4 cây vàng, đặt tên lại là Khai Brothers, chuyên ẩm thực Hà Nội. Khai Brothers vừa mở lại tạo ra một sự kinh ngạc mới về thẩm mỹ của người chủ.

“Ấn tượng lớn nhất của tôi về anh Khải là tính sáng tạo, cả trong những thứ anh ấy tạo ra và cả trong các ý tưởng kinh doanh”, bà Hoàng Thị Mai Hương, chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty quảng cáo Sattchi & Sattchi Việt Nam, một người bạn của ông Hoàng Khải, nhận xét. Nhiều doanh nhân khác cũng tỏ ra khâm phục khiếu thẩm mỹ và tầm nhìn của ông Khải trong việc đầu tư những nhà hàng cao cấp, nhưng cũng có ý kiến chê các món ăn là không có gì đặc biệt. “Khải là người thích tạo ra cái đẹp”, một doanh nhân gốc Hà Nội khác nhận xét. “Về ẩm thực, mỗi người một khẩu vị, nhưng không thể phủ nhận tính thẩm mỹ trong các nhà hàng của Khải Silk”.

Ông Khải là người duy mỹ, chú ý đến từng chi tiết: chỉ để trang hoàng lâu đài Tajmasago dịp giáng sinh này, ông thuê hẳn một chuyên gia trang trí giáng sinh từ London qua.

Ông Khải cho rằng khả năng lớn nhất của ông là thuyết phục người khác, “rất mạnh mẽ”. Ông kể, ông chỉ mất 45 phút tại phòng chờ sân bay để thuyết phục bà Ba Dah Wen, tổng giám đốc Phú Mỹ Hưng cách đây vài năm, giao đất cho ông xây Tajmasago. “Hồi đó tôi có quá nhiều dự án bên này rồi nên Phú Mỹ Hưng không muốn giao nữa”. Sau cuộc nói chuyện, bà Ba đồng ý cho ông Khải thuê đất trong vòng 25 năm, với giá không được tiết lộ, chỉ được miêu tả là rất thấp.


Làm bạn với giới nghệ sĩ, giải trí, ông Khải còn tham gia vào lĩnh vực này với tư cách giám khảo chương trình MasterChef.

Những người quen biết ông Khải nhìn nhận thành công của ông nằm ở khả năng ứng đáp linh hoạt với thời cuộc, sự khéo léo trong duy trì các mối quan hệ và thái độ luôn vui vẻ với cuộc đời. Các mối quan hệ với giới giải trí, những người nổi tiếng giúp rất nhiều cho ông chủ Khải Silk trong việc khuếch trương danh tiếng các nhà hàng, khách sạn và thương hiệu thời trang. Tại lâu đài Tajmasago (ghép từ hai tên Taj Mahal và Sài Gòn), còn nhiều buổi tiệc được tổ chức với sự góp mặt của giới giải trí, giới có tiền và những người muốn định vị mình thuộc giai cấp thượng lưu mới. Ông Khải tỏ ra thoải mái trong vài trò doanh nhân lẫn vai trò người nổi tiếng khi tham gia trong ban giám khảo chương trình truyền hình thực tế MasterChef.

Người đàn ông vẫn còn độc thân ở tuổi 50 này luôn nở nụ cười thường trực, “như ông địa”, là cách mà bạn bè miêu tả ông, và đôi mắt luôn hấp háy như đang ủ một kế hoạch làm ngạc nhiên tất cả mọi người
Myphuoc3bd - Theo Forbes VietNam